ĐỂ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHÔNG MANG TÍNH HÌNH THỨC

121

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022 đã cắt giảm 40% số thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp và giảm được 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Điển hình là việc tích hợp 7 loại giấy phép trong một gọi là giấy phép môi trường giúp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư giảm bớt thủ tục hành chính. Đây là nhận định của các diễn giả tham gia toạ đàm quy định về xin cấp giấy phép môi trường những vấn đề pháp lý và thực tiễn do tạp chí luật sư Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức sáng nay.

Để Giấy Phép Môi Trường Không Mang Tính Hình Thức (1)

Bên cạnh thuận lợi của việc cắt giảm thủ tục hành chính, thì việc cấp mới, cấp lại, đổi giấy phép môi trường lại còn nhiều vướng mắc. Giấy phép môi trường chưa phát huy được hết vai trò trong quá trình kiểm soát ô nhiễm; cơ quan có thẩm quyền cấp phép không phù hợp với quy mô dự án; việc cấp giấy phép môi trường liệu chưa thật sự minh bạch… Do vậy các diễn giả cho rằng cần nhanh chóng khắc phục để luật bảo vệ môi trường phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Luật sư Đặng Phương Chi – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội: “Cơ quan nhà nước phải tư vấn trung thực khách quan, công khai minh bạch”

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng – Nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường: “Đưa ra các tiêu chí để Giấp phép không phải là hình thức như công khai điểm xả thải để dân được biết”

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng cần ra soát các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan đến luật bảo vệ môi trường lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường phù hợp với quy định./.

Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.

Phạm Tuấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM