VĨNH LONG SẼ HỖ TRỢ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON ĐỘC LẬP DÂN LẬP, TƯ THỤC Ở KHU CÔNG NGHIỆP NƠI CÓ NHIỀU LAO ĐỘNG

146

Tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long sẽ xem xét quyết định chính sách hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022. Đây là chính sách thiết thực thúc đẩy phát triển các nhóm lớp mầm non độc lập, hỗ trợ cho việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, giúp người lao động tại các khu công nghiệp có điều kiện gửi con, an tâm tham gia lao động, sản xuất.

Vĩnh Long Sẽ Hỗ Trợ Cơ Sở Giáo Dục Mầm Non độc Lập Dân Lập, Tư Thục ở Khu Công Nghiệp (1)

Theo tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, đối tượng hỗ trợ là cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

Có thể là hình ảnh về 13 người, trẻ em, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó Giám đốc sở GD-ĐT Vĩnh Long

“Mức hỗ trợ không cao nhưng đây là nguồn động viên rất lớn để các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học, sửa chữa cơ sở vật chất. Góp phần tích cực nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho phụ huynh, đặc biệt phụ huynh ở các khu công nghiệp yên tâm lao động, sản xuất.”

Ông Nguyễn Đắc Phương, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh Vĩnh Long.

          “Việc hỗ trợ này từ ngân sách của tỉnh, thực hiện theo Nghị định 105 của Chính phủ. Lần này chúng ta ban hành Nghị quyết để hỗ trợ theo mức mức quy định, tối thiểu là mỗi cơ sở hỗ trợ 20 triệu, Khu công nghiệp Hòa Phú hiện có 3 cơ sở đủ điều kiện.”

Vĩnh Long hiện có 2 Khu công nghiệp đang hoạt động: Khu  công nghiệp Bình Minh, Khu công nghiệp Hoà Phú, thu hút hơn 30.000 lao động trong, ngoài tỉnh. Nhu cầu gửi trẻ của công nhân ở khu công nghiệp khá cao. Tuy nhiên, so với thực tế thì loại hình giáo dục mầm non tư thục tại các khu công nghiệp vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu gửi trẻ của người lao động.

Có thể là hình ảnh về 6 người, trẻ em và trong nhà

Cô Cao Thị Thu Xuân- Trưởng nhóm trẻ tư thục Bé Ngoan, Xã Hòa Phú, huyện Long Hồ.

“Trước đây tôi là giáo viên mầm non, sau khi nghỉ hưu tôi mở nhóm trẻ tư thục này theo nhu cầu của công nhân Khu công nghiệp. Trong quá trình hoạt động có những khó khăn như cơ sở vật chất còn thiếu đồ dùng, đồ chơi. Khi được tỉnh hỗ trợ thì tôi sẽ mua trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các cháu.”

Cô Nguyễn Kim Phượng, Trưởng nhóm trẻ Tư thục Măng non, Xã Hòa Phú, huyện Long Hồ

          “Yêu trẻ, mến trẻ, nhìn thấy địa phương có nhu cầu con công nhân mà không có chỗ gửi trẻ công lập, tôi mới quyết định mở nhóm trẻ tư thục. Khi được tỉnh hỗ trợ kinh phí cho nhóm trẻ tư thục tôi rất phấn khởi. Tôi sẽ cố gắng phục vụ cho trẻ tốt hơn.”

          Sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, UBND tỉnh giao UBND huyện, thị xã, thành phố có cơ sở thuộc diện hỗ trợ xây dựng kế hoạch, phương án hỗ trợ, phương án kiểm tra việc hỗ trợ, sử dụng kinh phí cho các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả.

Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.

Phạm Tuấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM